Mặt trận hậu phương - Sản xuất quân sự của Đức và Liên Xô Chiến_tranh_Xô-Đức

Chiến lược sản xuất

Bích cương cổ vũ lao động của Liên Xô năm 1941: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng".

Xét về nguồn lao động, có vẻ Liên Xô chiếm ưu thế hơn so với Đức (năm 1940, dân số Liên Xô là khoảng 170 triệu, còn Đức là gần 80 triệu). Nhưng vào năm 1941 và đầu 1942, Đức đã đánh chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô, hàng chục triệu người Liên Xô đã chết hoặc chịu sự chiếm đóng của Đức. Đức cũng huy động rất nhiều lao động cưỡng bức từ các nước bị chiếm đóng (Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc...). Sau khi tính toán các yếu tố này, Đức mới là bên chiếm ưu thế về lực lượng lao động (năm 1942, Liên Xô có 7,2 triệu công nhân, trong khi Đức có 16,2 triệu công nhân), và ưu thế này duy trì cho tới cuối năm 1944. Đức cũng không bị thiếu tài nguyên như hồi thế chiến 1, vì họ có thể lấy từ các nước bị chiếm đóng. Tuy nhiên, cuối cùng Liên Xô lại sản xuất được nhiều vũ khí hơn so với Đức, sự khác biệt đó là do chiến lược sản xuất của mỗi bên quyết định.

Chiến thắng của Liên Xô dựa rất nhiều vào khả năng của ngành công nghiệp chiến tranh hoạt động hiệu quả hơn nền công nghiệp Đức, mặc dù Liên Xô phải chịu sự mất mát to lớn về dân số và đất đai trong năm 1941. Các Kế hoạch 5 năm của lãnh tụ Iosif Stalin trong những năm 1930 đã dẫn đến nền đại công nghiệp to lớn ở Urals và Trung Á, và đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới. Năm 1941, các chuyến tàu vận chuyển quân sự đã được sử dụng để sơ tán hàng nghìn nhà máy từ BelarusUkraine cùng 8 triệu dân đến nơi an toàn cách xa quân Đức. Một khi các cơ sở này đã được tập hợp lại ở phía đông của dãy Urals, các công nhân Liên Xô bắt tay ngay vào sản xuất với cường độ 24/24 giờ.

Bởi quy mô cực kỳ lớn của chiến tranh tổng lực, cả Liên Xô và Đức đều phải huy động hàng chục triệu nam giới nhập ngũ, do vậy lực lượng lao động của mỗi quốc gia đều sụt giảm, trong khi việc cung cấp vũ khí cho mặt trận cần phải tiến hành liên tục. Để giải quyết tình trạng thiếu lao động, cả hai bên đi theo 2 hướng khác nhau:

  • Sự gia tăng sản xuất các trang thiết bị của Liên Xô nhờ vào việc áp dụng triệt để nhất các nguyên tắc của chiến tranh toàn diện: Phụ nữ, người già được huy động để thay thế vị trí của các nam công nhân đã lên đường nhập ngũ. Chính phủ Liên Xô sử dụng các biện pháp động viên lòng ái quốc để mỗi người dân Xô Viết, từ thanh niên, phụ nữ cho tới người già đều sắn sàng lao động với nỗ lực cao nhất mà họ có thể đạt được theo phương châm "Tất cả cho tiền tuyến, Tất cả cho chiến thắng".
  • Người Đức đi theo một hướng khác, họ dựa vào một lực lượng lao động nô lệ rất lớn bị cưỡng bức từ các nước bị chinh phục (công nhân từ Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc...) và cả tù binh Liên Xô. Khoảng 50% số lao động công nghiệp của Đức trong chiến tranh là từ lao động cưỡng bức, nhờ số lao động cưỡng bức này mà Đức có thể tăng cường sản xuất vũ khí bất chấp việc thiếu hụt lao động trong nước. Đức cũng trưng dụng luôn cả những nhà máy ở những nước bị chiếm đóng như Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc... để sản xuất cho mình (ví dụ, rất nhiều xe cơ giới của Đức được sản xuất tại các nhà máy chiếm được của Pháp).
Phụ nữ Liên Xô lao động trong nhà máy ngay giữa vòng vây của quân Đức trong Trận Leningrad để thay thế cho các nam công nhân đã ra trận

Trong việc tổ chức sản xuất, người Đức đã mắc phải một số sai lầm lớn[70]:

  • Trong giai đoạn đầu chiến tranh, các chỉ huy Đức không xem trọng việc tổ chức sản xuất quốc phòng do các chiến thắng quá nhanh chóng. Nền kinh tế Đức trong năm 1940 vẫn tiếp tục phục vụ cả dân sự và quân sự, Đức không đặt ra các hạn chế về tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng của người dân để tiết kiệm tài nguyên dành cho quân sự. Năm 1940, khoảng 41% lượng thép của Đức vẫn được dành cho các ngành dân sự. Phải tới đầu năm 1942, khi chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" bị Liên Xô bẻ gãy, Đức mới thực sự chuyển nền kinh tế sang thời chiến.
  • Vào nửa cuối năm 1941, chủ quan với những thắng lợi lớn ở mặt trận Liên Xô, ngày 16 tháng 8 năm 1941, chỉ huy quân đội Đức đề nghị cắt giảm nỗ lực sản xuất quân sự vào mùa thu năm 1941 vì họ chắc chắn rằng Đức sẽ đánh bại Liên Xô, và Hitler đồng tình. Tóm lại, Đức đã không chuẩn bị đầy đủ cho một chiến dịch trong mùa đông, hậu quả là đến tháng 12 năm 1941, quân Đức lâm vào tình trạng thiếu đồ dùng, trang bị cho mùa đông, làm sụt giảm khả năng chiến đấu.
  • Đức không động viên phụ nữ cho sản xuất công nghiệp (năm 1939, công nghiệp Đức sử dụng 2,62 triệu phụ nữ, vào tháng 7 năm 1944, công nghiệp Đức vẫn chỉ sử dụng 2,67 triệu phụ nữ) do học thuyết Quốc xã không chấp nhận cho phụ nữ làm việc nặng. Việc này làm lãng phí một nguồn lao động khá lớn.
  • Trong các thiết kế vũ khí, người Đức đã vướng phải một số tính toán sai lầm. Khi Đức sản xuất một loại vũ khí, họ liên tục sửa đổi các mô hình sản xuất cơ bản trong một thời gian rất ngắn (ví dụ như xe tăng Panzer IV có tới gần 10 biến thể trong 4 năm sản xuất). Các "nâng cấp" này đem lại chút ít hiệu quả tác chiến, nhưng sẽ làm gián đoạn dây chuyền sản xuất và kéo tụt rất nhiều số lượng vũ khí được chế tạo (ngược lại, Liên Xô hạn chế sửa đổi thiết kế vũ khí nếu không thực sự cần thiết, ví dụ như xe tăng T-34 chỉ có 2 biến thể chính trong 5 năm sản xuất). Xe tăng Đức sử dụng động cơ phức tạp chạy xăng (bảo dưỡng phức tạp hơn và chi phí đắt hơn); trong khi xe tăng Liên Xô chạy động cơ diesel rất cơ bản (và cũng ít bị bốc cháy hơn). Người Đức đã nhận ra sai lầm trong năm 1941, nhưng đã quá muộn để chuyển đổi nền kinh tế Đức sang sản xuất động cơ diesel.
  • Đức liên tục đưa ra các thiết kế vũ khí mới, ngày càng mạnh mẽ nhưng cũng ngày càng đắt tiền như xe tăng Panther, Tiger I hay Elefant. Chi phí sản xuất mỗi đơn vị ngày càng cao, trong khi hiệu quả chiến đấu tăng lên không tương xứng (ví dụ như xe tăng Tiger I đắt gấp 3 lần so với Panzer IV, nhưng 1 chiếc Tiger sẽ không hữu dụng bằng 3 chiếc Panzer IV, lại dễ hỏng hóc hơn).
Nhà máy sản xuất bom cho máy bay tại Moskva, Liên Xô, 1941

Ngược lại với Đức, việc hoạch định sản xuất của Liên Xô đạt hiệu quả rất lớn:

  • Với sự lãnh đạo tài ba của Iosif Stalin, Liên Xô đã hoàn thành công nghiệp hóa, đạt những bước tiến công nghệ tương đương 50 năm chỉ trong một khoảng thời gian là 10 năm. Các tổ hợp công nghiệp Liên Xô có thể sản xuất hàng loạt theo dây chuyền với một tiến độ rất nhanh, các nhà máy cũng bố trí liên kết với nhau chứ không phân tán như các nhà máy Đức, nên càng giúp tiết kiệm thời gian sản xuất.
  • Các quân đội phương Tây trong Thế chiến thứ hai vẫn mô phỏng theo cách của thời Napoleon - cung cấp cho mỗi sư đoàn chiến đấu một đơn vị hậu cần và đơn vị này sẽ rút ra khu vực phía sau khi cần thiết. Liên Xô đảo ngược thứ tự - các đơn vị hậu cần được tổ chức chuyên biệt (hiệu quả hơn), cho phép có thêm quân chiến đấu ở tiền tuyến.
  • Trái ngược với Đức, các nhà máy vũ khí Liên Xô tập trung vào việc cải tiến các thiết kế vũ khí sẵn có, hạn chế việc đưa ra các thiết kế mới hoàn toàn (để tránh việc làm sụt giảm sản lượng và tăng chi phí). Ví dụ điển hình nhất là xe tăng hạng nặng, suốt chiến tranh Liên Xô chỉ sản xuất một loại xe tăng mới (xe tăng Iosif Stalin) trong khi Đức sản xuất tới ba loại (Panther, Tiger I và Tiger II).
  • Vũ khí Liên Xô thường có vẻ ngoài thô kệch, nhưng đơn giản trong thiết kế và sản xuất, và ít khi hỏng hóc. Hệ thống vũ khí của Đức thì ngày càng trở nên phức tạp hơn khi chiến tranh tiến triển và chúng thường xuyên bị hỏng hóc (chẳng hạn như xe tăng PantherTiger II). Các đơn vị kỹ thuật Đức không bao giờ có thể giữ cho tất cả các thiết bị quân sự Đức hoạt động ở cường độ cao, và các hỏng hóc là không thể tránh khỏi.

Vì những lý do trên, mặc dù Đức huy động lực lượng lao động lớn gấp đôi và sản xuất ra nhiều nguyên vật liệu hơn (than đá, quặng sắt...), song nhờ chiến lược tổ chức sản xuất hiệu quả hơn, kể từ năm 1943, Liên Xô đã vượt qua Đức trong số lượng sản xuất quân sự (năm 1943, Liên Xô sản xuất 24.089 xe tăngpháo tự hành, trong khi Đức là 19.800). Để đảm bảo tốc độ sản xuất, Liên Xô từng bước nâng cấp các thiết kế hiện có, và áp dụng quy trình sản xuất đơn giản và tinh tế để gia tăng sản xuất (tiêu biểu như xe tăng T-34, 53.000 xe đã được sản xuất liên tục suốt chiến tranh, nhờ cải tiến liên tục mà xe ngày càng rẻ trong khi sức mạnh ngày càng tăng). Trong khi đó, ngành công nghiệp Đức đi theo hướng khác, họ liên tục tạo ra các thiết kế mới, ngày càng mạnh mẽ nhưng cũng ngày càng đắt tiền như xe tăng Panther, Tiger I hay Elefant. Người Đức có xu hướng "ưu tiên chất lượng hơn số lượng", kết quả của chiến lược này là Đức có những vũ khí mạnh mẽ, tính năng cao nhưng cũng rất tốn kém, khó có thể sản xuất nhiều để bù đắp cho tổn thất (ví dụ như xe tăng Tiger II có vỏ giáp và hỏa lực rất mạnh, nhưng xe rất đắt nên chỉ sản xuất được gần 500 chiếc).

Số liệu sản xuất chi tiết

Về trợ giúp từ bên ngoài, phía Liên Xô nhận được viện trợ (khoảng 9,8 tỷ USD) từ Anh, Mỹ, lượng viện trợ này chiếm 4% tổng lượng sản xuất của Liên Xô. Trong khi đó, phía Đức cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn về nhân công và nguyên liệu từ các nước phe Trục (Hungary, Bulgari, Romania, Pháp Vichy...). Ví dụ, khoảng một nửa lượng dầu mỏ mà Đức sử dụng là do Romania cung cấp.

Sản xuất nguyên liệu Liên Xô và phe Trục (Đức, Italy, Romania, Hungary và Nhật)[71][72]
YearThan đá
(triệu tấn)
Thép
(triệu tấn)
Aluminium
(ngàn tấn)
Dầu
(triệu tấn)
ĐứcLiên XôĐứcLiên XôĐứcLiên XôĐứcLiên XôItaliaHungaryRomaniaNhật Bản
1941483.4151.431.817.9233.65.733.00.120.45.5
1942513.175.532.18.1264.051.76.622.00.010.75.71.8
1943521.493.134.68.5250.062.37.618.00.010.85.32.3
1944509.8121.528.510.9245.382.75.518.213.51
1945[73]149.312.386.31.319.40.1
Sản xuất xe tăng, pháo tự hành của Liên Xô
so với phe Trục (Đức, Italy, Romania, Hungary và Nhật)[71]
NămSố xe tăng và pháo tự hành sản xuất được
Liên XôĐứcItalianHungaryRomaniaNhật Bản
19416.5905.200 (chưa kể pháo tự hành)[74]595595
194224.4469.300 (chưa kể pháo tự hành)[74]1,252500557
194324.08919.800336105558
194428.96327.300353
1945[73]15.400Không rõ137
Sản xuất máy bay của Liên Xô
so với phe Trục (Đức, Italy, Romania, Hungary và Nhật)[71]
NămSố lượng máy bay sản xuất được
Liên XôĐứcItaliaHungaryRomaniaNhật Bản
194115.73511.7763.5031.0005.088
194225.43615.5562.81868.861
194334.84525.52796726716.693
194440.24639.80777328.180
1945[73]20.0527.5448.263
Số lượng lao động công nghiệp của Liên Xô so với Đức, bao gồm cả lao động từ nước ngoài[75]
NămLao động trong nướcLao động từ nước ngoàiLao động công nghiệp
Liên XôĐứcLiên XôĐứcTổng số lao động của Liên XôTổng số lao động của Đức
194111.000.00012.900.000Không3.500.00011.000.00016.400.000
19427.200.00011.600.00050.0004.600.0007.250.00016.200.000
19437.500.00011.100.000200.0005.700.0007.700.00016.800.000
19448.200.00010.400.000800.0007.600.0009.000.00018.000.000
1945[73]9.500.0002.900.00012.400.000

Lãnh tụ Liên Xô là Iosif Stalin đã tổng kết rằng thắng lợi của Liên Xô có nguyên nhân rất quan trọng là nhờ sự thắng lợi trong việc tổ chức sản xuất. "Mặt trận hậu phương" được ông đánh giá có vai trò quan trọng ngang với những chiến dịch lớn nhất trong chiến tranh[76]:

Kinh nghiệm lịch sử, các quy luật chung tiến hành chiến tranh dạy rằng không một quốc gia nào có thể chịu đựng nổi sự căng thẳng to lớn ấy, vì sẽ không còn người để làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy, không còn người trồng trọt lúa mì để bảo đảm cho nhân dân và cung cấp cho quân đội mọi thứ cần thiết. Các tướng lĩnh của Hít-le được nuôi dưỡng bởi các giáo điều của Clausewitz và Moltke nên không thể hoặc không muốn hiểu đến tình hình đó. Kết quả là bọn Hít-le đã tự phá hoại đất nước của chúng, mặc dù bọn chúng đã bóc lột tới hàng trăm nghìn người lấy ở các nước bị chiếm đóng...Thế còn ở hậu phương? Lẽ nào lãnh đạo những nước khác có thể làm trọn những điều mà những người Bôn-se-vích đã làm? Họ đã chuyển nguyên cả xí nghiệp, nhà máy ngay trước mũi súng quân thù tới các vùng hoang vu ở Pô-vôn-giê, ở ngoại Uran, ở Siberia. Trong những điều kiện hết sức khó khăn như thế mà chỉ trong vòng một thời gian ngắn, họ đã ổn định được sản xuất và cung cấp mọi thứ cần thiết cho tiền tuyến! Đất nước chúng ta lại đào tạo nên các tướng lĩnh và nguyên soái về dầu hỏa, luyện kim và vận tải, chế tạo máy móc và về nông nghiệp. Cuối cùng, chúng ta còn có cả những thống soái về khoa học... Hàng trăm ngàn người đã bị chở sang nước Đức, thực ra đã biến thành nô lệ làm việc cho Hít-le. Song, Hít-le vẫn không thể bảo đảm cung cấp đủ cho quân đội của chúng. Còn nhân dân của chúng ta thì đã làm nên những công việc tưởng chừng như không thể làm nổi, đã lập nên chiến công vĩ đại. Đó là kết quả hoạt động của những người cộng sản trong công cuộc xây dựng Nhà nước Xô-viết và giáo dục con người mới... Đấy, lại thêm một nguyên nhân thắng lợi nữa của chúng ta, các đồng chí thấy không!

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Xô-Đức http://www.amazon.com/Struggle-Europe-Turbulent-Co... http://www.axishistory.com/index.php?id=3631 http://www.borodulincollection.com/war/index.htm http://cgsc.cdmhost.com/cgi-bin/showfile.exe?CISOR... http://www.feldgrau.com/WW2-Germany-Soviet-Militar... http://books.google.com/books?id=00fCzJKt1QMC&pg=P... http://www.history.com/news/history-lists/8-things... http://opoccuu.com/m3-lee.htm http://www.time.com/time/printout/0,8816,791211,00... http://ww2stats.com/cas_ger_var_wvw.html